Chất chữa cháy Foam
Foam là một dung dịch dạng bọt dùng để dập tắt đám cháy. Vai trò của dung dịch bọt Foam là giảm nhiệt đám cháy xuống dưới ngưỡng cháy và bao phủ lên bề mặt của đám cháy nhằm ngăn chặn sự tiếp xúc của đám cháy với khí oxy, dẫn đến dập tắt đám cháy.
Foam được phát minh bởi kỹ sư và nhà hóa học người Nga Aleksandr Loran vào năm 1902.
Các thành phần khác của bọt chống cháy là dung môi hữu cơ ( ví dụ: trimethyl trimethylene glycol và hexylene glycol ), chất ổn định bọt (ví dụ: lauryl alcohol ) và chất ức chế ăn mòn.
Foam độ giãn nở thấp có tỷ lệ giãn nở nhỏ hơn 20, có độ nhớt thấp, linh hoạt và có thể nhanh chóng bao phủ các khu vực rộng lớn.
Foam độ giãn nở trung bình có tỷ lệ giãn nở từ 20–100.
Foam độ giãn nở cao có tỷ lệ giãn nở trên 200–1000 và thích hợp cho các không gian kín như nhà chứa máy bay, nơi cần lấp đầy nhanh chóng.
Foam kháng cồn chứa một loại polyme tạo thành lớp bảo vệ giữa bề mặt đám cháy và Foam, ngăn chặn sự phân hủy dung dịch bọt Foam do cồn trong nhiên liệu cháy. Foam kháng cồn được sử dụng để chữa cháy nhiên liệu có chứa oxygenat , ví dụ như metyl tert-butyl ete, hoặc đám cháy chất lỏng liên quan dung môi phân cực .
Một số loại Foam:
AFFF (Aqueous film forming foams) có nguồn gốc từ nước và thường chứa chất hoạt động bề mặt gốc hydrocacbon như natri alkyl sulfat , và chất tạo bề mặt fluorosurfactant , chẳng hạn như fluorotelomers , axit perfluorooctanoic (PFOA) hoặc axit perfluorooctanesulfonic (PFOS).
AR-AFFF (Alcohol-resistant aqueous film-forming foams) là loại bọt có khả năng chống lại tác dụng của cồn và có thể tạo thành một lớp màng bảo vệ.
FFF (Fluorine-free foams)(còn được gọi là F3) chủ yếu dựa trên chất hoạt động bề mặt hydrocacbon và không chứa bất kỳ chất nào có flo.
P (Protein foams)
FP (Fluoroprotein foam)
FFFP (Film-forming fluoroprotein)
AR-FP (Alcohol-resistant fluoroprotein foam)
AR-FFFP (Alcohol-resistant film-forming fluoroprotein)